1/ Học tiếng Đức để làm gì?
Du học Đức

Học tiếng Đức để du học
Bên cạnh đó, sinh viên được hỗ trợ chi phí đi lại như miễn phí di chuyển trên các phương tiện công cộng nội bộ hay giảm thiểu chi phí ăn ở và vé du lịch tham quan trong thành phố. Các bạn được phép làm thêm tối đa 90 ngày trong năm để có thu nhập trang trải những chi phí cá nhân. Sau khi tốt nghiệp, thời gian mà du học sinh được phép ở lại đây lên đến 18 tháng và nếu được nhận làm việc chính thức thì chính phủ sẽ cấp thẻ xanh cho bạn – Một chứng nhận pháp lý dùng để sinh sống và làm việc không thời hạn tại quốc gia này.
Phát triển cơ hội nghề nghiệp và du lịch

Có vốn tiếng Đức là một lợi thế rất lớn cho cơ hội việc làm sau này
Một lý do quan trọng khác để bạn học thứ tiếng này là để đi du lịch và trải nghiệm. Với quyền lực của tấm visa Đức, bạn có thể tự do di chuyển đến 177/197 quốc gia mà không cần thêm bất cứ thị thực nào. Ngoài ra, Đức là một quốc gia giàu văn hóa và nhiều danh lam thắng cảnh cùng những kì quan thế giới. Do đó, có vốn tiếng Đức là một thế mạnh không nhỏ để bạn trải nghiệm trao đổi văn hóa và trau dồi thêm kiến thức về con người và lịch sử của cường quốc này.
>> Xem thêm: Học tiếng Đức mất bao lâu để thành thạo 04 kĩ năng?
2/ 04 bước để tự học tiếng Đức hiệu quả
.jpg)
Tự học tiếng Đức sao cho hiệu quả?
Việc đầu tiên bạn cần làm đó là nhận biết khả năng của mình đang ở đâu để đặt điểm xuất phát ở đó. Bạn có thể tham gia test trình độ miễn phí tại các trung tâm, câu lạc bộ hay thậm chí online để xác định chắc chắn nhất. Điều này đóng vai trò rất quan trọng như nền tảng để bạn phát triển kế hoạch học tập của mình vì thế hãy cẩn thận xem xét và đánh giá khả năng bản thân một cách tỷ mỉ nhất nhé!
Bước 2: Đặt mục tiêu học tập theo các mốc cụ thể
Việc xác định được mục tiêu và đặt ra những cột mốc cụ thể cho bản thân sẽ giúp bạn tạo ra động lực học tập cần thiết. Bạn không phải nhất thiết đặt ra những mốc xa xôi, thay vào đó là deadline cho từng ngày, mỗi tuần trong tháng. Nếu là cấp tốc, bạn nên đặt mục tiêu như sau: 45 ngày đầu là cho trình độ A1, 45 ngày tiếp theo là A2, 03 tháng sau đó là học và luyện thi cấp độ B1. Thời gian trung bình mỗi ngày bạn cần bỏ ra là 06 – 08 tiếng và không được gián đoạn quá 03 ngày. Nếu mục đích là du học nghề Đức, bạn chỉ cần trình độ B1 hoặc B2, nhưng đối với đại học, bạn cần đạt tới cấp độ C1 và thời gian trung bình cho mức độ này là 12 – 24 tháng.

Hãy xác định trình độ bản thân và lập kế hoạch cụ thể
Bước 3: Chuẩn bị giáo trình và lập thời khóa biểu học tiếng Đức
Có rất nhiều giáo trình học tiếng Đức từ nhiều nguồn khác nhau. Trang lingoda.com hay duolingo.com đều cung cấp giáo trình và bài tập miễn phí, bạn có thể tìm chọn một bản và tải về để theo đó mà học. Công việc tiếp theo bạn cần làm đó là lập ra cho mình một thời khóa biểu học tập cụ thể. Thời gian buổi sáng là học theo giáo trình mà bạn đã chọn trước đó, trưa và chiều là thời gian cho bài tập và tối là lúc thư giãn bằng việc xem phim, chơi trò chơi hay nghe nhạc bằng tiếng Đức. Bạn không cần học cả 07 ngày trong tuần mà thay vào đó là 05 ngày là đủ.
Bước 4: Lựa chọn một từ điển tiếng Đức chất lượng
Vì có nhiều loại giáo trình và tài liệu đều không dịch sang tiếng Việt và điều này sẽ gây ra khó khăn trong quá trình học tập nên bạn cần chuẩn bị cho mình một bộ từ điển Việt – Đức để sử dụng lúc cần. Trong thời đại công nghệ hiện nay, bạn không cần phải ra nhà sách để tìm mua từ điển mà chỉ cần có smartphone mà tải ứng dụng học tiếng Đức miễn phí như Duolingo hay Memrise. Những app này cung cấp đầy đủ tất cả chuyên mục từ kiến thức từ vựng, từ điển đến video học tập và bài tập, bạn sẽ tìm thấy tất cả mọi thứ trong đó. Hãy tận dụng tối đa những nguồn tài nguyên này nhé!

Giáo trình, thời khóa biểu và từ điển là những thứ bạn cần có khi học tiếng Đức
Tags: giáo trình tự học tiếng đức, học tiếng đức ở tphcm, bảng chữ cái tiếng đức, học tiếng đức có khó không, từ vựng tiếng đức, ngữ pháp tiếng đức, học tiếng đức viện goethe tphcm.
Tham khảo thêm: https://thegioihangton.com/