
Các lỗi gặp phải khi học tiếng Pháp
>> Xem thêm: 10 lỗi học tiếng Pháp cần tránh (tt)
1. Xem việc học tiếng Pháp là sự ép buộc, cứng nhắc
Đừng cố bám lấy giáo trình một cách cứng nhắc, hãy học ở mọi nơi, giáo trình chỉ cung cấp cho bạn những sườn khung nhất định, giúp cho việc học tiếng Pháp luôn giữ ở vị trí thăng bằng hướng về phía trước.
Do phải cố gắng thúc ép bản thân mình học nên việc học tiếng Pháp của bạn sẽ trở nên nặng nề, hãy nhớ những gì bạn làm được với tiếng Việt thì cũng nên làm với tiếng Pháp, xem nó như một người bạn đi cùng với mình trên một chặn đường dài, ví dụ, thay vì nghe nhạc Việt bạn nên nghe nhạc Pháp, đọc sách tiếng Việt thì bây giờ đọc sách tiếng Pháp, nói chuyện suy nghĩ bằng tiếng Việt thì bây giờ nên suy nghĩ bằng tiếng Pháp,… ban đầu có thể cảm thấy xa lạ nhưng dần sẽ quen. Nếu làm được điều đó hằng ngày thì vốn tiếng Pháp và khả năng giao tiếp của bạn sẽ tiến bộ một cách nhanh chóng.

Xem việc học ngoại ngữ là gánh nặng thì không thể tiến bộ được
2. Đừng chỉ sử dụng duy nhất một phương pháp học
Hãy chắc chắn rằng bạn có thể đa dạng hóa các phương pháp học và phát triển theo thói quen học ngoại ngữ từ nhiều khía cạnh khác nhau. Hãy cố gắng thử ít nhất 2 phương pháp mà bạn cảm thấy phù hợp nhất.
Nếu như bạn mạnh ở phương diện nào thì phương pháp nên nhấn mạnh ở phương diện đó. Vi dụ như: Bạn cảm thấy kỹ năng nghe tiếng Pháp của mình có sự tiến bộ khá nhanh khi học theo phương pháp vừa nghe vừa ghi lại, nhằm nghe được mọi thứ, thì bạn nên duy trì, nhưng nếu như bạn cảm thấy điều đó là gánh nặng thì nên thay đổi sang phương pháp khác ví dụ như: Chỉ nghe từ khóa để hiểu nội dung chính là đủ.
Phương pháp học còn liên quan đến mục tiêu học. Nếu như người học xác định ban đầu học để thi trong khoảng thời gian nhất định thì nên học một cách chuyên sâu, nổ lực và trung thành với phương pháp mình cảm thấy tiến bộ nhất (lưu ý tiến bộ nhất không có nghĩa là phải thoải mái, đôi khi bạn phải đặt mình vào tâm thế có áp lực để thực hiện tốt hơn).

Đọc tiếng Pháp từ nhiều loại sách là cách giúp cải thiện việc học
3. Sự khởi đầu vượt quá kì vọng
Cách tốt nhất nên làm là đối diện với tiếng Pháp một cách tự nhiên nhất, bình tĩnh nhất, nên dàn trải và sắp xếp thời gian một cách vừa phải, linh hoạt, không “nâng niu” hay dành thời gian liên tục cho việc học tiếng Pháp quá mức.
Nếu như mới học tiếng Pháp bạn nên chia nhỏ thời gian học ra, thời gian nào để học từ vựng (nên dành nhiều thời gian cho việc này bởi vì từ vựng trong tiếng Pháp rất nhiều và đa dạng), thứ hai nên dành thời gian học ngữ pháp (tuy nhiên ngữ Pháp tiếng Pháp nên học một cách từ tốn, bởi vì đây là thứ ngôn ngữ mà mưa dầm thấm lâu, không thể học trong một tháng, hai tháng được.). Về kỹ năng nghe không nhất định phải có thời gian rõ ràng, hãy nghe những lúc rảnh rỗi (trừ khi bạn sắp đi thi phải làm bài test thường xuyên).

4. Không tập nói thường xuyên
>> Xem thêm: 4 sai lầm khi học tiếng Pháp
Nhìn mặt chữ không giúp bạn nói tốt, nghe nhiều không giúp bạn nói tốt, đọc sách nhiều không giúp bạn nói tốt, chỉ có tập nói mới có thể giúp bạn nói tốt. Khi nghe xong nên đọc lại để xem giọng mình có chuẩn giống với người ta không, có nhanh như họ không, khi đọc đừng đọc bằng mắt hãy đọc to lên theo giọng của mình đó là cách để mình tự nghe được giọng của mình có đúng hay không.
Bản thân mỗi người học tiếng Pháp nên là người thầy của chính mình phải kiểm tra và nghiêm khắc với chính bản thân mình như vậy mới tiến bộ được.
5. Không luyện tập nghe thường xuyên

Để nói rõ ràng tiếng Pháp phải tập nghe thường xuyên
Nghe từ nhiều bài khác nhau từ nhiều dạng khác nhau từ audio đọc đến các video tin tức, bài giảng có phụ đề, hay những bài hát ( các bạn lưu ý nên nghe những gì có phụ đề tiếng Pháp để mình biết và kiểm tra được từ ngữ. Bắt chước là cách giúp chúng ta học ngoại ngữ tốt học ngôn ngữ là lắng nghe họ nói ngôn ngữ đó.
Ban đầu người học sẽ cảm thấy rất khó khăn khi phải nghe một thứ ngôn ngữ hoàn toàn mới, lúc đầu có thể không nghe được gì, nhất là với tiếng Pháp, học đọc rất nhanh và thường xuyên nuốt chữ. Mưa dầm thấm lâu không có gì là nản lòng cả.
Tags: học tiếng pháp với người bản xứ, vừa học tiếng anh vừa học tiếng pháp, giới thiệu về tiếng pháp, tự học pháp văn, hướng dẫn giao tiếp tiếng pháp, học tiếng pháp có khó không, lưu ý khi học tiếng pháp, học tiếng phap giao tiếp
Tham khảo thêm: https://thegioihangton.com/